Kinh doanh online là kinh doanh trên mạng internet. Bạn có thể sử dụng bất kể các kênh online nào: website, facebook, youtube… để trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm mà không tốn một chi phí nào cho mặt bằng, và nhân công.

Kinh doanh online đòi hỏi sự kiên trì. Kiên trì trong việc tìm kiếm khách hàng, kiên trì trong việc đầu tư nội dung bán hàng và kiên trì trong khâu chăm sóc khách hàng. Khó khăn khi bán hàng online là vô cùng nhiều đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giải quyết vấn đề. Sau đó là một vài khó khăn mà chắc chắn bạn sẽ gặp phải.

Khó khăn lớn nhất đó là làm sao tạo được niềm tin khách hàng. Để tạo được niềm tin khi bán hàng online, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, hình thật sản phẩm thật như hình, lúc đó khách hàng sẽ tin tưởng bạn nhiều hơn. Cách chăm sóc khách hàng tận tình mang cảm giác cho khách hàng rằng mình được quan tâm hơn.

1. Tìm ra sản phẩm chủ chốt, sản phẩm hiệu quả.

Vệc kinh doanh online trên các trang thương mại điện tử, các trang mạng xã hội hiện nay khá dễ dàng, ai cũng có thể tham gia vào hình thức kinh doanh online. Chỉ với 5 phút và một số thao tác đơn giản là bạn đã sở hữu ngay một tài khoản để có thể đăng bán sản phẩm của mình.

Lượng shop online cũng như lượng mặt hàng online là rất lớn. Việc phát triển của công nghệ, internet giúp việc kinh doanh dễ dàng hơn nhưng cũng khiến thị trường kinh doanh online trở nên hỗn tạp, bất kỳ sản phẩm nào cũng được đăng bán.

Vì vậy, việc tìm kiếm một sản phẩm độc quyền, riêng biệt để trở thành sản phẩm chủ chốt và kinh doanh có hiệu quả là thách thức đặt ra cho mỗi chủ shop khi có ý định kinh doanh online. Để tìm ra hướng đi cho mình đòi hỏi chủ shop phải có sự nghiên cứu, phân tích trong một khoảng thời gian cũng như nghiên cứu rõ thị trường để xác định được sản phẩm.

2. Chi phí vào việc quảng cáo.

Việc tạo tài khoản trên các trang web bán hàng online hoàn toàn miễn phí, nhưng để sản phẩm của bạn tiếp cận được với khách hàng thì bạn phải tăng thêm chi phí quảng cáo bán hàng.

Trước đây bạn có thể tự đăng bài, tự tương tác để giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng nhiều hơn, nhưng đã có sự thay đổi buộc các chủ shop phải bỏ ra một khoản chi phí cho quảng cáo bán hàng. Như Facebook đã thay đổi bộ lọc làm cho lượt tương tác với bài bạn tự đăng đã bị giảm mạnh.

Vì vậy để tăng hiệu quả bán hàng, tiếp cận được khách hàng bạn phải sử dụng quảng cáo. Đối với người kinh doanh nhỏ, lượng vốn eo hẹp thì đây quả là thách thức lớn, vì chi phí quảng cáo bỏ ra cũng không nhỏ nếu chi trong thời gian dài.

3. Chăm chút cho nội dung, content, hình ảnh hấp dẫn làm quảng cáo

Khi bạn đã tốn chi phí vào quảng cáo thì để quảng cáo có hiệu quả chính là thách thức đến từ nội dung bài đăng của bạn. Chi phí quảng cáo nhiều nhưng nội dung bài đăng không mấy thu hút thù cũng không tạo được ấn tượng tới khách hàng, không lôi kéo được sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm.

Nắm bắt được tâm lý khách hàng để tìm ra được content thu hút, hiểu được khách hàng cần gì và muốn gì để phô ra, trưng bày ra trong nội dung bạn quảng cáo.

Chủ yếu không biết viết bài chuẩn SEO để tăng thứ hạng tìm kiếm, mà không tăng được thứ hạng tìm kiếm thì khách hàng tiềm năng sẽ không bao giờ thấy hay biết đến thương hiệu đó cũng chính là một trong những khó khăn lớn.

4. Xây dựng lòng tin ở khách hàng

Bán hàng qua mạng thì chỉ nhìn qua ảnh, chưa biết chất lượng ra sao, màu sắc có thể được chỉnh sửa, chất liệu cũng có thể được lấp liếm, chưa kể nhiều vụ lừa đảo, tố cáo tràn lan trên mạng nên khách hàng càng hoang mang, e sợ với loại hình kinh doanh này.

Và theo tâm lý thường thì người ta đã trung thành với shop nào đó bán cùng chủng loại hàng với bạn thì người ta cũng rất ít khi thay đổi, vì thế, việc xây dựng lòng tin ở họ lại càng khó khăn hơn.

Bạn phải làm sao thuyết phục được khách hàng về chất lượng sản phẩm của mình, nguồn gốc đảm bảo, giữ chữ tín để khách có niềm tin và mua hàng của bạn. Việc xây dựng lòng tin ở khách là điều khó khăn mà 90% người kinh doanh online đều công nhận.

5. Không có dấu ấn thương hiệu

Nhiều người chủ quan nhận định kinh doanh cá nhân nhỏ lẻ, kinh doanh online không cần tên tuổi, thương hiệu mà chỉ quan trọng chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên nếu không có tên shop dễ nhớ, không có logo riêng thì bạn sẽ khó được lưu giữ trong đầu óc khách hàng. Họ sẽ chỉ nhớ mang máng về sản phẩm của bạn mà không nhớ tên, vậy là họ rất dễ tìm đến shop khác cùng sản phẩm nhưng tên đáng nhớ hơn, bạn sẽ bị thất bại.

Không cần cầu kỳ, và cũng không cần lo lắng về chuyện thuê những thiết kế riêng tốn tiền bạc, hiện nay có rất nhiều các trang trực tuyến cho tạo logo có sẵn bạn có thể tạo tuỳ ý theo sở thích của mình, cũng như thuê thiết kế logo giá rẻ… Tên tuổi và thương hiệu sẽ được nhiều người biết đến hơn cũng như kinh doanh thuận lợi hơn.

6. Cạnh tranh khốc liệt

Kinh doanh online không “màu hồng” như bạn nghĩ, nhiều người lầm tưởng cứ có sản phẩm, có website, shop bán hàng là sẽ có khách hàng, điều này rất sai lầm.

Kinh doanh online cũng cạnh tranh rất khốc liệt, 1 sản phẩm nhưng có tới 4, 5 hoặc vô số người khác cùng kinh doanh. Chưa kể họ thiết kế website bắt mắt hơn, chế độ khuyến mãi tốt hơn từ giá cả, mẫu mã cho tới việc chăm chỉ ‘update’ trên trang cá nhân, bạn chỉ cần chậm chân một xíu thôi cũng đã ‘mất khách’ như chơi rồi.

Do đó đừng nghĩ chỉ cần quảng cáo là bạn đã có thể bán hàng, việc tranh giành khách giữa các shop online cũng là 1 vấn nạn mà nhiều chủ shop cũng từng “méo mặt”, việc nói xấu sản phẩm của nhau, cạnh tranh giá cả thấp hơn cũng là những chiêu mà bạn phải cảnh giác khi kinh doanh online…

Cạnh tranh về người bán

Cùng một mặt hàng hiện nay không khó để tìm ra vô vàn người bán. Ví dụ bạn có nhu cầu mua bikini, chỉ cần bạn ghi vào thanh tìm kiếm trên facebook và vô số kết quả hiện ra:

Một không gian mở về bán hàng thì việc cạnh tranh quá nhiều người bán là điều không tránh khỏi. Đến khi tiếp cận được khách hàng rồi mà có quá nhiều đối thủ cạnh tranh vì yếu tố quyết định chính là sản phẩm của bạn, và dịch vụ chăm sóc khách hàng đi kèm của bạn.

Một sản phẩm tốt, chính sách giá cả tốt, chính sách giao hàng tốt, cách trả lời đơn hàng, cách chăm sóc khách hàng tốt thì khách nào nào có thể bỏ qua được. Trong khi ngày càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh thì cách để bạn trụ vững chính là từ bản thân bạn. Yếu tố độc, lạ tạo nên sự khác biệt nơi bạn.

Cạnh tranh về yếu tố giá cả

Yếu tố giá cả là yếu tố quyết định đến tâm lý lựa chọn sản phẩm mua. Sự thuận tiện của các công cụ tìm kiếm giúp người mua dễ dàng tiếp cận các đơn vị bán hàng với mức giá khác nhau để so sánh về giá. Điều này khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường online càng gay gắt. Cùng một sản phẩm, chỉ chênh lệch chút ít về giá cả nhưng chắc chắn khách hàng sẽ bận tâm.

Một điều nữa mà khách hàng mua online quan tâm là chính sách ship hàng. Một đơn vị sẵn sàng miễn phí ship càng nhiều địa điểm thì cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng càng cao hơn. Rất nhiều khách hàng muốn mua sản phẩm nhưng tâm lý phải trả thêm tiền một khoản ship lại lưỡng lự.

Cạnh tranh với nhà cung cấp tồn tại sẵn trên thị trường

Một người mới bắt đầu kinh doanh chắc chắn sẽ chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ cá nhân, doanh nghiệp đã có thương hiệu sẵn. Khi tâm lý người mua cso sự ổn định, trung thành, thì khó khăn này ảnh hưởng rất lớn.

Nhưng các bạn đừng vội nản, tất cả cá nhân, doanh nghiệp đã nổi tiếng cũng đều bắt đầu từ con số 0 như bạn bây giờ, có điều là họ đã đi trước bạn thôi. Đi sau nhưng các bạn hoàn toàn có thể đi chậm, nhưng chắc chắn, đặt từng bước vững chãi trên thị trường.

Bán hàng online đã xuất hiện khá nhiều hiện tượng lừa đảo, khách hàng đặt tiền nhưng không nhận được hàng, hay nhận hàng không đúng như sản phẩm đã đặt. Điều này càng khiến những người mới bắt đầu càng gặp nhiều khó khăn.

Rất nhiều kinh nghiệm để có thể lấy được lòng tin khách hàng, hãy khởi đầu bằng sự tận tâm của chính mình, khách hàng thấy được sự chăm sóc nơi bạn, không đơn giản nhưng để có thể cạnh tranh với những người đã có chỗ đứng trong nghề bạn phải đạt được điều đó.

7. Thói quen tiêu dùng

Thói quen là những gì đã hình thành từ rất lâu và ăn sâu vào tiềm thức của con người, khó lòng có thể thay đổi. Thói quen tiêu dùng của người Việt Nam cũng thế. Họ thích được tận mắt nhìn thấy, tận tay sờ vào sản phẩm, và tự mình thử chúng. Đó chính là thách thức của người làm kinh doanh online.

Nhiều khách hàng đến với website chỉ để mãn nhãn, dạo một vòng rồi thoát ra với ý nghĩ sẽ ra ngoài tìm một cửa hàng và xem tận mắt. Mặc dù đôi khi rất thích nhưng họ không cho phép mình tin vào những lời có cánh được trình bày sẵn trên màn hình máy tính.

Việc mua sắm truyền thống cũng như một thú vui, giải tỏa stress, vì vậy làm thế nào để thay thế được thói quen này quả thực là một bài toán khó đối với người kinh doanh online.

Trong trường hợp này, việc kết hợp giữa bán hàng online và offline là một gợi ý không tồi.

8. Bị khách hàng “xù”

Kiếm được khách hàng, được khách đặt mua sản phẩm nhưng bạn đừng vội mừng nhé, vẫn có thể rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười khi bị khách hàng xù.

Nhiều khi khách đặt hàng rồi, tới lúc chuyển hàng lại báo hoãn, không mua hàng nữa. hoặc có khi mang hàng tới tận địa chỉ của khách họ vẫn chê sản phẩm và không mua nữa, nhiều khách hàng đặt cho vui, cho số điện thoại liên lạc người khác… Nếu phải hôm trời tạnh ráo không sao, nếu hôm mưa gió ngập lụt mà bị khách xù thì thật là bực mình. Tất cả đó đều là những rủi ro mà kinh doanh online phải từng ngày đối mặt.

9. Thu hút khách hàng, giữ chân khách

Kinh doanh online phải biết cách thu hút khách hàng và giữ khách tốt.

Khách hàng ngày nay ngày càng có nhiều sự lựa chọn vì thế mà họ sẽ càng trở nên am hiểu và khó tính hơn trong việc lựa chọn dịch vụ sản phẩm. Vì thế bán hàng online hay truyền thống cửa hàng đều cần cả một quá trình trước bán hàng- trong bán hàng và sau khi bán hàng để thu hút và giữ chân khách hàng.

Đây cũng là vấn đề nan giải nhất với bất kỳ shop online nào. Làm sao để tạo được nét độc đáo riêng thu hút khách hàng, làm sao để họ chọn sản phẩm của bạn chứ không phải của đối thủ, từ tư vấn sản phẩm đến khâu giao hàng và chăm sóc khách hàng đều phải tạo ấn tượng tốt để khách nếu không mua lần 1 sẽ tìm đến bạn lần 2.

Để thu hút khách hàng, bạn nên đẩy mạnh marketing online, SEO từ khóa và quảng cáo Google… để tên tuổi sản phẩm của bạn được nhiều người biết đến.

10. Không tương tác nhiều với khách hàng

Kinh doanh online là bạn phải trả lời những câu hỏi của khách hàng thường xuyên hơn. Khách chỉ biết tới bạn qua mạng, các trang xã hội nên họ muốn biết nhiều hơn về sản phẩm chỉ có cách duy nhất là inbox, gửi câu hỏi hay gọi điện cho bạn. Tuy nhiên nếu chưa quyết định mua hàng, họ sẽ không gọi điện mà chỉ liên lạc qua mạng thôi, do đó bạn cần check website cũng như trang mạng xã hội liên tục để trả lời câu hỏi của khách hàng.

Việc trả lời nhanh, nhiệt tình cũng là 1 cách để bạn ghi điểm với khách hàng và họ sẽ tìm đến bạn.

Ngoài ra bạn cũng nên update thông tin sản phẩm, giá cả, khuyến mãi thường xuyên để khách hàng biết, việc này sẽ tương tác nhiều hơn với khách hàng và bạn sẽ bán được nhiều hàng hơn.

11. Kinh doanh online cũng cần có vốn nhiều

Điệp khúc kinh doanh online ít vốn, lãi khủng đã quá quen thuộc, tuy nhiên nếu vốn ít thì việc kinh doanh của bạn cũng chẳng suôn sẻ chút nào đâu.

Khi nhập hàng với số lượng lớn thì đương nhiên giá thành sẽ được tính theo bán sỉ, tiết kiệm được tương đối so với mua lẻ. Song đa phần các chủ shop online đều không có vốn lớn, lại sợ thua lỗ nên chỉ dám đặt hàng theo đơn khách đặt. Tâm lý khách hay phải chờ, nhiều người khó tính lại muốn có hàng ngay mà bạn không đáp ứng được nên ‘mất khách’ là chuyện bình thường. Hàng có sẵn, thì chỉ việc giao cho khách, khách có cơ hội lựa chọn mà lại nhận hàng ngay khi đặt thì tâm lý chung ai cũng thích.

Vốn nhiều thì khả năng cạnh tranh, tiếp cận khách hàng càng cao. Bạn có thể quảng cáo sản phẩm, bài viết để thông tin bán hàng đến gần hơn với người sử dụng mạng xã hội.

Khi nhiều đơn hàng cùng 1 lúc, nếu có tiền thuê người chuyển hàng thì sẽ tiện lợi hơn cho bạn. Như vậy, có vốn bạn sẽ nhập được nhiều sản phẩm hơn, tiết kiệm được chi phí thời gian và cơ hội kinh doanh suôn sẻ hơn.

12. Hạn chế về kỹ thuật: Chưa có công nghệ an toàn 100%

Tại Việt Nam, sự yếu kém về cơ sở hạ tầng CNTT là vấn đề lớn đối với nhiều người có ký định kinh doanh online. Làm thế nào để kinh doanh khi yếu tố an toàn không được đảm bảo? Giao dịch không thể diễn ra trên nền tảng nghi ngờ giữa hai bên.

Nếu không kịp thời lấp đầy những lỗ hổng về pháp luật trong TMĐT, sự nâng cấp và cải tiến cơ sở hạ tầng thông tin điện tử. Khả năng vươn xa của lĩnh vực này tại Việt Nam là rất khó khăn