MOAT?
Bí quyết làm cho DN có giá trị lâu dài?
Đâu là yếu tố quan trọng để một DN vượt trội hơn so với đối thủ ?
Làm thế nào để phát hiện một DN tuyệt vời đáng đầu tư ?
Câu trả lời : Lợi thế kinh doanh vượt trội so với đối thủ –> Con hào kinh tế (Moat) .
Vậy con hào kinh tế là gì ? – Nó phân thành 4 nhóm sau :
1- Hiệu ứng mạng
2- Quy mô – Sản xuất chi phí thấp
3- Tài sản vô hình
4- Chi phí chuyển đổi
5- Mô hình KD khác biệt
Thật tình những điều tôi viết này tôi ước mình đã được học sớm, vâng bây giờ tôi chia sẻ nó .
1, HIỆU ỨNG MẠNG là gì?
a, Mạng lưới người tham gia
Nó chẳng khác gì mạng internet hoặc mạng điện thoại, càng nhiều người tham gia vào thì càng dễ dàng sử dụng và tiếp cận được vấn đề người tham gia mong muốn, tức mang lại nhiều giá trị cho người tham gia và mạng ngày càng hoàn thiện giá trị hơn .
Bạn sẽ gọi điện thoại cho ai đó dễ dàng, nếu ít người tham gia mạng liền không tốt và bạn chẳng thể gọi điện được cho người mình muốn ( hãy nhớ lại thời dùng điện thoại cố định ). Tương tự internet cũng là mạng như thế .
Các MXH như Facebook, Twitter, Reddit cũng là mạng như vậy, giá trị sẽ tăng lên khi có nhiều người tham gia mạng, dù tài khoản của bạn cũng chỉ có liên hệ thường xuyên trên dưới 100 người ngoài kia .
b, Data
Nó giống như Google, Uber, Thế Giới Di Động, Ladaza, Tiki. Càng nhiều người tham gia tìm kiếm thì lượng dữ liệu tích lũy trên Google càng nhiều, như một vòng lặp càng thu hút nhiều người tham gia hơn, ngoài ra lượng data mà gg thu thập còn có dữ liệu cá nhân qua Gmail…vv , Uber cũng thế lượng data này chính là số lượng đầu xe, số lượng khách hàng, càng nhiều người tham gia thì sử dụng Uber càng dễ dàng . Thế Giới Di Động, Ladaza, Tiki cũng thế, data này chính là dữ liệu khách hàng, các sản phẩm bán trên đó…Càng nhiều người tham gia càng kích thích mua bán, càng tối ưu .
***Hào bảo vệ: Là người dùng không muốn rời mạng sang sử dụng mạng khác vì giá trị ít hơn .
2, QUY MÔ – SẢN XUẤT CHI PHÍ THẤP là gì?
Hãy tưởng tượng thế này, hai doanh nghiệp A& B cùng sản xuất một loại túi xách và cùng bán với giá 10 đ như nhau, nếu A có dây chuyền sản xuất được 2000 chiếc một năm trong khi B chỉ sản xuất được 1000 chiếc một năm và giả sử có cùng chi phí là 8 đ. Vậy mỗi chiếc túi có lợi nhuận 2 đ…Dòng tiền dn A sẽ là 2000*2 = 4000đ, dòng tiền dn B sẽ là 1000*2 = 2000đ, Trong thực tế nó diễn ra hoàn toàn khác…vì Quy mô A lớn nên nhập nguyên liệu nhiều và tất nhiên giá nhập sẽ rẻ hơn B, và vì dòng tiền A lớn hơn B nên DN A sẽ có nhiều tiền đầu tư nâng cao công nghệ, năng suất, marketing…và khi đó để sản xuất gia tăng thêm 500 chiếc túi/năm sẽ tốn thêm ít chi phí hơn B, trong khi B không thể nào sản xuất thêm được 500 chiếc túi bằng một nửa quy mô sản xuất trong một năm của B trừ phi B đầu tư lớn vào dây chuyền sản xuất…. Từ đó để thấy Quy mô lớn có lợi thế hơn về chi phi sản xuất thấp. Tức lợi nhuận sẽ nhiều hơn .
Chúng ta sẽ thấy nó nơi Walmart, Netlix, HPG, VNM MWG, VCS…
Cơ sở chi phí cố định thấp, nó sẽ được hưởng lợi lớn từ quy mô. Đó là lý do các cty công nghệ cố gắng mở rộng quy mô phát triển nhanh chóng, không phải vì quy mô mà là vì lớn là cách tốt nhất để bảo vệ lợi nhuận của họ .
Tuy nhiên nếu bạn sản xuất một sản phẩm độc quyền, là xu hướng kinh doanh trong thập kỉ tới thì không gì tuyệt vời hơn, bởi vì quyền định giá sản phẩm .
***Hào bảo vệ : Khi đối thủ muốn cạnh tranh chi phí bằng cách tăng quy mô thì cũng khó, vì cty có quy mô lớn, chi phí sản xuất thấp cũ có dòng tiền mạnh sẽ tăng chi tiêu cho nghiên cứu cải thiện chất lượng trải nghiệm người dùng, tăng năng suất, marketing …
3, TÀI SẢN VÔ HÌNH là gì ?
Cái này ai cũng biết nó là Thương hiệu và Bằng sáng chế…
Vd như Apple, Cocacola, Thế Giới Di Động, Dr. Thanh, Ladaza…bạn luôn muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các cty này .
***Hào bảo vệ: Thời gian đáng kể và sự không chắc chắn.
Ngày nay Vị trí và thương hiệu có thể bị lung lay bởi không gian mạng vô tận, không giới hạn của internet, chi phí phân phối gần bằng 0, đó cũng là cách mới để xây dựng thương hiệu nhanh hơn cách truyền thống .
4, CHI PHÍ CHUYỂN ĐỔI là gì?
Nó giống như việc tôi muốn chấm dứt dùng fb luôn nếu có thể, nhưng khi dùng Twitter tôi sẽ không có bạn bè dù Twitter tốt hơn nhiều lần… Nó gọi là chi phí chuyển đổi khi không được giá trị gì khi chuyển khỏi nền tảng có sẵn, hoặc giống như Word, Excel, PowerPoint, Adobe… tất cả thứ này được những cty này miễn phí cho các trường đại học, sinh viên được đào tạo sử dụng thành thạo nó, nên khi doanh nghiệp muốn chuyển đổi sang sản phẩm khác dù tốt hơn là rất khó, vì mất thời gian chi phí đào tạo, mà những người khác họ vẫn quen với cách dùng cũ, họ không muốn chuyển đổi những thứ quen thuộc .
Hay như Netlix họ thu phí tính ra một tháng rất thấp, đó là lý do người dùng không muốn chuyển sang dùng thứ khác, vì không nhận được nhiều giá trị, nhiều phim ảnh như Netlix, ngay cả khi đối thủ muốn áp dụng mô hình này như Netlix cũng khó làm được vì khi này dòng tiền mạnh sẽ cho phép Netlix cải thiện trải nghiệm chất lượng nhiều hơn .
***Hào bảo vệ: Vấn đề chi phí chuyển đổi không lớn đối với một người, nhưng với một DN quy mô hàng nghìn người dùng trên một nền tảng nhất định, việc chuyển đổi đồng nghĩa với việc mất hàng nghìn giờ năng suất. Nhiều khi chi phí chuyển đổi không cao nhưng chi phí sử dụng cũ quá thấp và giá trị sử dụng lớn. Hoặc đối thủ phải trả tiền cho khách hàng để đổi lấy việc họ từ bỏ thứ quen thuộc sang dùng sản phẩm của mình. Tuy nhiên việc chuyển đổi đa số là không thể .
5, MÔ HÌNH KINH DOANH KHÁC BIỆT là gì?
Hãy nghĩ ngay đến Netlix, Apple, Tesla với mô hình kinh doanh khác biệt .
Tesla đã tự xây dựng hệ thống phân phối của riêng mình mà không thông qua đại lý – kiểm soát được bán hàng, tăng dòng tiền từ bán hàng trực tiếp và các dịch vụ của mình, Tesla cung xây dựng rất nhiều trạm xạc điện miễn phí nhằm thu hút nhiều người sử dụng xe của mình hơn . Và họ đã thành công .
*** Hào bảo vệ: Các đối thủ cũ như Toyota, GM, rất khó bắt trước mô hình vì nó sẽ cần một lượng tiền đầu tư vô cùng lớn, cũng như thời gian lớn… đều này sẽ ăn mòn ngay lập tức các công ty này .
Trên đây là 5 con hào lớn bảo vệ doanh nghiệp duy trì giá trị lâu dài… Nếu một doanh nghiệp thỏa mãn 2 hay nhiều hơn thì cổ phiếu của nó đáng nắm giữ lâu dài .
Note: Nếu bạn đã đọc đến đây tư duy này là của bạn, tôi đã mất 6h để viết nó. Hãy like, share, nếu hay. Cảm ơn !