Mở cửa hàng/quán cà phê là một trong những ý tưởng kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Vì cà phê là thức uống quen thuộc với người Việt Nam, ngoài hương vị thơm ngon, nó còn có tác dụng giải khát nên từ ngõ phố, từ dân văn phòng đến công sở, từ thành phố đến chợ, từ chợ đến nông thôn, ai cũng thích.

Thức uống này, nên thị trường cho những người thích uống cà phê ở nước ta rất rộng mở. Hóa ra có rất nhiều hình thức kinh doanh cà phê lớn nhỏ như cà phê mang đi, quán nhỏ ven đường, cà phê cóc, các quán ăn, quán cà phê cũng vậy. , Cà phê Trung Nguyên, Cà phê Milano, .vv

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn kinh doanh cafe nhỏ (thực tế), lợi nhuận cao, dễ triển khai, vốn ít. Hãy theo dõi những điều sau đây để dễ dàng lên ý tưởng kinh doanh quán cafe nhỏ cho riêng mình nhé!

Xác định nguồn vốn kinh doanh quán cà phê

Có rất nhiều loại hình mở quán cà phê nhỏ như mô hình cà phê công sở, bóng đá, cà phê vườn, bình dân, vỉa hè,.. Chọn được mô hình cà phê bạn sẽ xác định được nguồn vốn cần bao nhiêu.

Thường để mở quán cà phê giao động từ vài trăm ngàn đến hàng chục hàng trăm ngàn (tùy theo mô hình). Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc vốn vài trăm ngàn thì mở quán cà phê gì đúng không? Đó là cà phê vỉa hè, cụ thể là mua 3-4 bộ bàn ghế nhựa, vài gói cà phê, phin, ly, sữa, đường… là có thể bán phục vụ khách hàng rồi.

Bạn nên kết hợp không gian cà phê thoáng đãng kèm nhiều cây xanh. Cụ thể như sau:

– Chi phí thuê mặt bằng: Chọn mặt bằng tập trung nơi đông người, dân cư, KCN, nhiều công ty văn phòng, có thể chọn mặt tiền đường lớn hoặc đường kiệt, hẻm chi phí dao động khoảng từ 5 – 10 triệu đồng/ tháng. Bạn nên thương lượng trả tiền hàng tháng, nếu có vốn nhiều thì có thể hợp đồng người cho thuê nhà trả thêm cọc hoặc trả liên 6 tháng, 1 năm, 2 năm.

– Chi phí trang trí quán: Dao động khoảng 30 – 40 triệu đồng. Để trang trí quán đẹp, ấn tượng, có phong cách, thì cần nghĩ ra ý tưởng để trang trí quán, thiết kế theo dạng phong cách cổ điển, vẽ tường, gỗ, tối giản, không gian xưa, phong cách hiện đại.v.v..kèm thêm cây xanh để tạo không gian gần gửi với thiện nhiên, không khí trong lành.

Chi phí dự tính trên bao gồm thiết kế lại mặt bằng quán, bổ sung sửa chữa quầy pha chế, bồn rửa, toilet. Mua sắm bàn ghế, đèn, đồ vật trang trí,  tủ lạnh, máy ép, dụng cụ pha chế, các loại ly chuyên dụng khác nhau cho mỗi loại cafe, phin pha cafe, chai lọ nguyên liệu…

– Chi phí mua nguyên vật liệu: Lên menu, không riêng cà phê mà cần kèm các món nước khác như các loại nước ép, nước đóng chai. Tính toán số lượng nguyên liệu cần chế biến các món nước đó, cụ thể bạn nên liên lệ những chợ đầu mối, những nơi cung cấp nguyên liệu pha chế để mua được những sản phẩm sữa, socola, trà, siro, các loại hoa quả tươi… giá rẻ. Riêng cà phê, bạn cần liên kết các thương hiệu để hưởng nhiều đãi hơn. Chi phí này tầm 30 triệu.

– Chi phí duy trì hoạt động của quán: Ban đầu mở quán bạn sẽ phát sinh rất nhiều chi phí, thậm chí mua nguyên liệu, chi trả các khoản tiền điện, nước, tiền lương cho nhân viên… trong tháng đầu. Chi phí này tầm 20 triệu.

Xác định địa điểm kinh doanh

Chọn địa bàn mở quán cà phê rất quan trọng, vì nó quyết định nguồn doanh thu của bạn. Chính vì vậy, bạn cần suy nghĩ thật kỹ về vị trí kinh doanh, nên chọn quán ở vị trí tập trung dân cư đông người, gần khu công nghiệp, các công ty, văn phòng, trường học,.v.v..

Thiết lập sản phẩm chủ chốt để kinh doanh

Trước tiên bạn cần xác định loại cà phê mình cần bán như truyền thống, rang xay, …và một số nước giải khát, nước ép.. Dựa vào những loại nước bạn sẽ biết được mình cần chuẩn bị bao nhiêu nguyên liệu cần mua. Nên chọn các đại lý để mua nguyên liệu giá rẻ.

Lưu ý đến thiết kế quán cà phê

Tham khảo các mô hình thiết kế trên mạng, đời thực và tự thiết kế cho mình cách bố trí không gian quán, bàn ghế, cây xanh. Bạn có thể tham khảo một số mô hình mở quán cà phê nhỏ dưới đây để lên ý tưởng thiết kế cho phù hợp:

Cafe công sở: Gần các công ty phục vụ cho các nhân viên văn phòng, các đối tác giao dịch, cần không gian sáng, sang trọng.

Cafe bóng đá: Tập trung nơi đông dân cư, các trường đại học,… cần không gian rộng, thoáng đãng,  dạng quán cà phê cóc có màn hình chiếu lớn chiếu các trận bóng đá, phim điện ảnh.

Cafe bình dân: Nằm ở vỉa hè, tại nhà, không quan trọng quá nhiều về trang trí, chủ yếu bàn ghế, cà phê phục vụ cho dân lao động, người trong xóm, bạn bè thân thiết.

Chuẩn bị đầy đủ phụ kiện, đồ dùng cho quán cà phê

Lên danh sách thiết bị pha chế và dụng cụ cần thiết để mở quán cà phê nhỏ bao gồm: Máy pha cafe; Máy xay đá; máy xay sinh tố; máy xay cà phê máy ép hoa quả; máy dán miệng ly cốc; bình lắc pha chế; tủ lạnh ; tủ nướng; máy lọc nước; máy lọc nước; phin cafe; Khay bưng đồ; Đĩa, ly, cốc; Menu; Giấy ăn;….

Triển khai marketing cho quán cà phê

Cách mở quán cà phê nhỏ đơn giản, vốn không cao nên rất có thể trong khu vực của bạn đã có nhiều người mở, cho nên khi mở quán cà phê nhỏ bạn sẽ gặp 1 khó khăn đầu tiên đó là lượng người dùng cà phê đã quen với quán cũ hương vị cũ, không gian quen thuộc nên rất khó chuyển sang quán mới.

Chính vì vậy, bạn phải tạo hương vị cà phê khác biệt, ấn tượng, ngon nhưng không phải vị đại trà (vấn đề này bạn cần nguyên cứu thật kỹ trong việc pha trộn, ủ, lựa chọn vị cà phê); tiếp đến bạn dùng bàn đạp nhanh trong ngày khai trương, cụ thể: Phát tờ rơi, treo băng rôn, thực hiện chương trình giảm giá mừng khai trương để nhiều người biết đến. Với những người cảm nhận được hương vị cà phê quán bạn ngon, giá cả phải chăng, không gian phù hợp thì chắc chắn sẽ chuyển sang quán mới.

Ngoài ra, bạn cần thiết kế website quán cà phê để giới thiệu quán cà phê kinh nhỏ của mình. Có thể sử dụng thêm phần mềm quản lý bán hàng để kiểm soát thu chi, nhân viên hiệu quả.

Các lưu ý khi kinh doanh quán cà phê

Liên tục bổ sung thức uống thường xuyên, hoặc chọn một đồ uống mang thương hiệu của quán để tạo sự khác biệt với đối thủ.

Nên nhớ, đừng bao giờ để mình rơi vào thế bị động khi mở quán cà phê, cần phải vững tài chính, kinh nghiệm, có giao tiếp tốt trong các mối quan hệ, đặc biệt tạo ra nhiều mối quan hệ mới thân thiện để khách hàng có ấn tượng tốt đến quán bạn thường xuyên.

Chuẩn bị chu đáo từng công đoạn, tránh sai sót sẽ ảnh hưởng trong quá trình thực hiện làm cản trở chậm nhịp kinh doanh.

Học hỏi về cà phê, kinh nghiệm chế biến, nắm rõ đối thủ cạnh tranh, lập kế hoạch B trường hợp thất bại (điều này thì không ai muốn nhưng phải có chiến lược cụ thể để phòng ngừa trường hợp rủi nhất).